Honda Ôtô Phát Tiến đào tạo tư vấn sản phẩm chuyên nghiệp!

Lượt xem 1303 Cỡ chữ

Honda Ôtô Phát Tiến đào tạo tư vấn sản phẩm chuyên nghiệp!
Honda Ôtô Phát Tiến- Honda Quận 2 là đại lý Honda Ô tô lớn nhất tại TP HCM với mục tiêu trở thành đại lý Honda Ô tô lớn nhất, chuyên nghiệp nhất trong hệ thống các đại lý Honda Ô tô tại Việt Nam. Honda Ô tô Phát Tiến không ngừng thay đổi, trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho các nhân viên tư vấn sản phầm- Bộ mặt của công ty.

Honda Ôtô Phát Tiến đào tạo tư vấn sản phẩm chuyên nghiệp! - Ảnh 1
Honda Ôtô Phát Tiến- Honda Quận 2 luôn mong muốn mang đến cho khách hàng sự tin tưởng, an tâm khi lựa chọn Honda Ôtô Phát Tiến- Honda Quận 2 chúng tôi là nơi mua hàng. Nên Honda Ôtô Phát Tiến- Honda Quận 2 sẽ mở các lớp về kĩ năng bán hàng, kĩ năng về sản phẩm, kinh  nghiệm nghiệp vụ ngân hàng, phụ kiện, phụ tùng....

Sau đây là 7 bước tạo môi trường đào tao, huấn luyện tích cực cho nhân viên Honda Ôtô Phát Tiến- Honda Quận 2

Bước 1: Xây dựng mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau
Bước đầu tiên quyết định thành công cho quá trình đào tạo là xây dựng sự tôn trọng, tin tưởng giữa cấp trên và nhân viên. Đây không phải là các khóa học ngắn ngày với giảng viên thuê ngoài mà là quá trình điều chỉnh, học hỏi lâu dài lẫn nhau giữa cả hai phía. Nếu không xây dựng được mối quan hệ này, việc đào tạo khó đạt được kết quả như ý.

Honda Ôtô Phát Tiến đào tạo tư vấn sản phẩm chuyên nghiệp! - Ảnh 2

Bước 2: Xác định mục tiêu và lý do đào tạo
Trước khi tổ chức các buổi đào tạo, điều quan trọng mà một nhà quản lý cần làm là đưa ra mục tiêu cũng như lý do tích cực của khóa đào tạo. Không nên đưa ra những lý do như : gần đây doanh số bán hàng quá kém, kỷ luật làm việc lỏng lẻo, năng suất làm việc thấp (dù đây là tình trạng thực tế). Để nhân viên biết trước lý do nặng nề sẽ khiến buổi học kém hiệu quả, nhân viên xuống tinh thần, không thể tập trung tiếp thu kiến thức cũng như làm việc thiếu hiệu quả torng những ngày trước đó. Những chi tiết cụ thể của vấn đề, cấp trên và nhân viên sẽ cùng trao đổi thẳng thắn trong buổi học.

Honda Ôtô Phát Tiến đào tạo tư vấn sản phẩm chuyên nghiệp! - Ảnh 3

Bước 3: Thỏa thuận về những hành vi thích hợp, không thích hợp, hậu quả và mục tiêu
Có lẽ bước quan trọng nhất trong quá trình huấn luyện là thuyết phục được nhân viên chấp nhận rằng đang những vấn đề nhất định tồn tại trong công việc.Tránh đề cập thẳng đến các vấn đề trong công việc vì cho rằng nhân viên có thể tựnhận ra là sai lầm điển hình của người quản lý. Lưu ý là đề cập thẳng vào vấn đề không phải là chỉ trích. Vai trò chính của nhà quản lý là hướng dẫn nhân viên và cải thiện năng suất làm việc, không phải là bắt lỗi và xử phạt.
Để thuyết phục một nhân viên chấp nhận vấn đề đang tồn tại, người quản lý phải có khả năng để xác định bản chất của vấn đề và giúp nhân viên hiểu được hậu quả của việc không thay đổi hành vi. Để giúp nhân viên nắm được các vấn đề này, nhà quản lý phải xác định hành động và làm rõ các hậu quả.

Honda Ôtô Phát Tiến đào tạo tư vấn sản phẩm chuyên nghiệp! - Ảnh 4
Làm rõ các hành động:
Trích dẫn các ví dụ cụ thể liên quan đến vấn đề đang tồn tại.
2. Làm rõ yêu cầu, mục tiêu mà nhà quản lý muốn nhân viên đạt được trong tình huống đó.
3. Yêu cầu nhân viên đưa ra thỏa thuận về vấn đề này.
Làm rõ hậu quả:
Yêu cầu nhân viên đưa ra ý kiến riêng về các hậu quả các vấn đề tồn tại gây nên.
2. Yêu cầu nhân viên đưa ra thỏa thuận về vấn đề này.

Bước 4: Đưa ra các phương án thay thế
Sau khi đã xác định được vấn đề cũng như đạt được sự đồng thuận về mục tiêu, bước tiếp theo là khuyến khích nhân viên tự đưa ra các giải pháp khác nhau để giải quyết vấn đề. Nhà quản lý không nên xen ngang với các ý tưởng của mình. Hãy để nhân viên chủ động sáng tạo và có ý kiến góp ý sau cùng. Hướng nhân viên đưa ra các giáp pháp cụ thể cho từng vấn đề, không đưa ra giải pháp chung chung.

Honda Ôtô Phát Tiến đào tạo tư vấn sản phẩm chuyên nghiệp! - Ảnh 5
Mục tiêu cuối cùng của bước này không phải là để chọn ra một giải pháp thay thế mà để tối đa hóa số lượng các sự lựa chọn, cho phép người lao động xem xét,thảo luận về ưu điểm và nhược điểm của họ. Nhà quản lý nên chấp nhận gợi ý của nhân viên, thảo luận về những lợi ích cũng như hạn chế của những gợi ý đó, cung cấp thêm các gợi ý và yêu cầu nhân viên giải thích làm thế nào mà những gợi ý này có thể giải quyết vấn đề.

Bước 5: Cam kết hành động
Đây mới là lúc nhà quản lý hỗ trợ nhân viên chọn ra một phương án thay thế. Để thực hiện bước này, người quản lý phải có cam kết với nhân viên về những việc cần làm khi nào nó sẽ được thực hiện cũng như hoàn thành. Đừng lựa chọn thay nhận viên mà thay vào đó là thúc đẩy và hỗ trợ và khen ngợi.

Honda Ôtô Phát Tiến đào tạo tư vấn sản phẩm chuyên nghiệp! - Ảnh 6

Bước 6: Kiểm soát các lời bào chữa
Trong quá trình thảo luận cũng như huấn luyện, nhân viên sẽ đưa ra lời bào chữa, biện minh cho các hành động của mình. Để tránh cho tình hình trở nên căng thẳng, hãy trình bày mục tiêu của nhà quản lý khi đưa ra những điểm này là để cải thiện chất lượng công việc, không nhằm bài xích cá nhân và thái độ cởi mở, thẳng thắn, công bằng khi đưa ra các vấn đề. Mặt khác, hãy tích cực ghi nhận lại các ý kiến này, bày tò sự cảm thông và thấu hiểu đối với hành vi bào chữa cũng như nội dung mà nhân viên đề cập tới.

Honda Ôtô Phát Tiến đào tạo tư vấn sản phẩm chuyên nghiệp! - Ảnh 7

Bước 7: Phản hồi thường xuyên
Nhà quản lý phải hiểu được giá trị và tầm quan trọng của việc phản hồi liên tục cho nhân viên, cả những khen ngợi lẫn sửa lỗi.
Sau đây là 4 điều quan trọng cần nhớ khi đưa ra phản hồi:
Thông tin phản hồi nên
Kịp thời: Nhà quản lý cần phản hồi ngay sau khi nhân viên hoàn thành nhiệm vụ và ngay khi nhà quản lý nhận ra một hành động đáng khen hay không thích hợp từ nhân viên.
Cụ thể: Những câu như “Anh/chị đã làm rất tốt” hay “Ý tưởng này cũng hay đó” là quá mơ hồ và không cung cấp cho đủ cái nhìn sâu sắc về những hành động mà nhà quản lý cần nhân viên phát huy hay hạn chế
Tập trung vào những gì đang diễn ra, không phải tại sao. Tránh đưa ra những ý kiến phản hồi có vẻ như là một phán quyết. Hãy dùng những câu “Tôi nghĩ là”, “tôi thấy” và sau đó đề cập đến hành vi. Tập trung điều chỉnh hành vi chứ không phải con người. Mô tả chứ không áp đặt.
Có thái độ điềm tĩnh, chân thành, sử dụng một giọng điệu rõ ràng. Tránh thái độ giận dữ, thất vọng, cao giọng hay nó với giọng điệu mỉa mai.
Thông tin phản hồi tích cực tăng cường năng suất làm việc. Mọi người sẽ cố gắng một cách hoàn toàn tự nhiên khi họ cảm thấy được công nhận và đánh giá cao trong công việc. Khi thông tin phản hồi mang tính sửa lỗi bị xử lý kém, nó sẽ là nguồn gốc của xung đột. Khi nó được xử lý tốt, nhân viên của bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm những ảnh hưởng tích cực và năng suất được tăng cường.

Honda Ôtô Phát Tiến đào tạo tư vấn sản phẩm chuyên nghiệp! - Ảnh 8

Xem thêm:

- Honda City CVT 2018, Honda City TOP 2018
- Honda Jazz V 2018, Honda Jazz VX 2018, Honda Jazz RS 2018- nhập Thái Lan
- Honda Civic 1.8 CVT 2018, Honda Civic 1.5 G 2018, Honda Civic 1.5 L 2018- nhập Thái Lan
- Honda CR-V Base 2018, Honda CR-V Mid 2018, Honda CR-V TOP 2018- nhập Thái Lan
- Honda Accord 2018- nhập Thái Lan
- Honda Odyssey 2018- Nhập Nhật Bản

Showroom Honda Ô tô Phát Tiến
Chuyên viên tư vấn Honda: Hà Văn Lúp
Địa chỉ: 136D Đường Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Quận 2, TP HCM
Tell/Zalo/Viber                    : 0981.920.417
Hoặc gửi mail tới địa chỉ     : lup.ha@hondaotophattien.com.vn

9/10 434 bài đánh giá
Hỗ trợ Online
0936.881.935